Bóng cây Kơ-nia

Phương Nga (tại Nhà hát Hòa Bình, tpHCM  chung kết Sao Mai 2001)

Phương Nga bắt đầu nổi tiếng từ  sau lần qua mặt Hồng Vy đạt giải nhất Sao Mai lần đầu tiên năm 2001. Và từ  đấy , bài hát đêm chung kết :”Bóng cây kơ nia” đã trở thành thương hiệu của Phương Nga, cô đã biểu diễn va thực hiện rất nhiều bản thu âm, ghi hình cho ca khúc này.

Đêm chung kết Sao Mai năm 2001 , cả Hồng Vy và Phương Nga đều là ứng viên sáng giá cho giải nhất, dù ở vòng sơ khảo Phương Nga đã k0 thực sự  nổi trội.  Hồng Vy thi trước và đạt được số điểm rất cao, khi Phương Nga và các thí sinh hoàn thành xong bài thi của mình, pv có phóng vấn nóng :”bạn có bất ngờ khi giành giải nhất k0″, Phương Nga “hồn nhiên” nhe răng:” Ơ, em tưởng Vy điểm cao hơn em chứ”. Vụ đấy tôi thấy Phương Nga …vô duyên khó đỡ. Thú thực là tôi cũng k0 nhớ đêm diễn hôm đấy Nga và Vy ai xuất sắc hơn (cũng gần chục năm rồi), hình như  Hồng Vy có mắc phốt gì đó trong bài thi thì phải. Một vài lời xì xào là Nga học ông Kiên nên được ưu ái, nhưng đêm diễn đấy, có vẻ như  Vy lại được nhiều sự ủng hộ của khán giả hơn.

Cách đây k0 lâu, tôi kiếm được file tư liệu đêm thi chung kết SM2001, thì mới được nghe lại 1 cách đầy đủ trọn vẹn.  Vy thể hiện thực sự xuất sắc,  duy có nhược điểm nhỏ là rung quá gấp ở âm vực cao. Cô hát rất tự tin, thể hiện tròn trịa,  trong phần cadenza nổi tiếng còn thực hiện cả kĩ thuật láy trillo đầy sáng tạo mà rất hiếm ca sĩ VN sử dụng (bản thu âm studio sau này của Vy cũng không có), rất xứng đáng là học trò cưng của mdm Diệu Thúy. Khán giả vỗ tay rào rào. (Tiếc là ghi âm k0 đầy đủ, ai kiếm đc bản full thì send lại cho mềnh với, :P).

Download: Cô gái vót chông – Hoàng Hiệp (Thơ: Môlôyclavi) – Hồng Vy (uncompleted)

Pirate live Recording: Ho Chi Minh city, 30 Sep 2001

Nhưng thực sự phần thi của Phương Nga mới làm tôi bất ngờ.  Giọng hát sạch sẽ, sáng sủa và tươi trẻ khác hẳn với Phương Nga mà tôi thường nghe.  Phần thi của của Phương Nga cũng  không thực sự hoàn hảo như báo chí tường thuật lại ngày hôm sau, dễ nhận thấy cô mắc lỗi vào nhạc ở khoảng 1:28s của phần thi. Phần đệm keyboard (giả tiếng piano) hơi mỏng nhưng lại tôn giọng hát lên nhiều. Phần vocalise cuối bài, Phương Nga cũng mạnh dạn thêm cadenza với một note Đố  tròn xinh, rất dễ thương (hầu hết các bản thu âm và lần biểu diễn sau này, Phương Nga đều sử dụng lại cadenza này).

Download: Bóng cây kơ-nia – Phan Huỳnh Điểu (Thơ: Ngọc Anh) – Phương Nga

Pirate live Recording: Ho Chi Minh city, 30 Sep 2001

Phương Nga thể hiện trong sáng, tươi tắn, tinh khôi chứ không cố tỏ vẻ nuột nà trau truốt thái quá như  sau này.  Album ra ngay sau đấy không gây được tiếng vang gì lớn gì có nhiều bài hát hay, và Phương Nga cũng vung vãi không ít các note cao trang trí. “Bóng cây konia” chìm hơn hẳn so với album “Bài ca hi vọng” của Lan Anh dù ra gần như cùng 1 thời điểm, Phương Nga lại được lợi thế sẵn từ  giải nhất SM. Phương Nga k gặp may?

Tôi cũng có theo dõi con đường sự nghiệp sau đấy của PN, cô vẫn thường xuyên được VTV ưu ái mời xuất hiện trong những ct ca nhạc lớn về nhạc CM, nhưng giọng hát càng ngày càng thô, thiếu cảm xúc.  2 lần nghe trực tiếp gần đây đều rất thất vọng về Phương Nga. Phương Nga hát vai tì nữ thứ nhất trong 3 tì nữ  (cùng Hồng Lan (?) và Phương Uyên) của NHDT trong production “Die Zauberflote” – Mozart tại NHL Hà Nội (YIH đi gần đủ cả 6 buổi kể cả lần rehearsal ). Giọng to mà không vang, lại thô , át hết giọng những người khác và thực sự  làm người nghe thấy khó chịu. Bác Minh belcanto đến giờ nghỉ giải lao còn than là “giọng Phương Nga nghe cứ …toang toác ấy”. Bạn Vũ béo (vai Monostatos) chồng Phương Nga cũng không hơn gì, nhưng được cái diễn xuất hài hước , nên được hưởng ứng ít nhiều. Lần thứ 2 la trong 1 đêm diễn lăng xê ông TK và các học trò, Phương nga hát 1 duet với Đăng Dương (không nhớ lắm hình như là “Libiamo, ne’ lieti calici” – La Traviata). Tình hình cũng không khả quan hơn, thậm chị 2 người còn đùn đẩy nhau k biết vào nhạc lúc nào !!!…

Rất tiếc là giọng hát của Phương Nga k0 phát triển được và cô hơi an phận nên không có những bước đi đột phá, không có sự định hướng phát triển rõ ràng  như  một vài đồng nghiệp nên cô không bật lên được. Tôi thấy Phương Nga có tố chất giọng gần giống với NSUT Tuyết Thanh thời trước, giọng cao hơn, nhưng không vang hơn và nghe … hơi xỉn, cách nhả chữ phát âm cũng hơi “quê” (nhưng quê thế còn hơn là cách phát âm nức nở của Anh Thơ hay kiểu điệu đàng rớt rãi như Lan Anh gần đây) Tôi nghĩ là Phương nga cũng hài lòng với vị trí bình bình của mình hiện tại và đấy là con đường cô lựa chọn.

Tôi không đánh giá cao Phương Nga, nhưng cá nhân tôi rất thích bản thu âm này, thậm chí thích hơn cả bản thu của NSUT Rơ Chăm Phiang hay bản thu  legendary cho VOV của NSUT Măng Thị Hội (bản thu Première).  Phương Nga vừa có cái chất phác, hồn nhiên đầy cảm xúc của MTH, vừa có giọng hát trữ tình trẻ trung, khỏe khoắn và kĩ thuật vững chắc của RCP . Tất nhiên đây là ý kiến cá nhân. Phương Nga xuất sắc trong BCKN, nhưng chỉ bóng cây kơ nia thôi, với tôi,  cô đã dừng lại, nhưng cô đã có cái may mắn hơn rất nhiều ca sĩ khác là có được một đêm diễn đáng nhớ và 1 bài hát đóng đinh.

Bonus:

– Bóng cây kơnia – Phan Hùynh Điểu (Thơ: Ngọc Anh) – NSUT Măng Thị Hội (Première recording, bản thu này vẫn còn hát là “B… sáng, em làm rẫy…”, keke ;-)) )

Bóng cây kơnia – Phan Thanh Nam (Thơ Ngọc Anh) – NSND Tường Vi

(bản này khá độc và nghe ấn tượng…)

Lan Anh

Thích giản gị, chân phương, trong sáng thế nềy. Không như bây giờ, hàm lượng điệu quá nhiều, với cả thừa rườm rà, màu mè hoa hòe hoa sói.

Cá nhân mềnh cho rằng, nếu Lan Anh sinh cùng thời Ái Vân, chưa chắc Ái Vân đã nổi hơn.

Dù sao cũng chỉ là Nếu. keke

NSND Thanh Huyền – số một và duy nhất

 

NSND Thanh Huyền (1942)

Nếu để giới thiệu cho một người bạn nước ngoài về nghệ thuật hát ca khúc Việt nam, chắc chắn tôi sẽ chọn một bản thu âm của Thanh Huyền, chứ không phải Bích Liên (nữ nghệ sỹ VN tôi yêu thích nhất) hay Lê Dung. Đối với cá nhân tôi, NSND Thanh Huyền là giọng hát nữ đẹp nhất, tiêu biểu nhất, quan trọng nhất của nền thanh nhạc CM Việt Nam. Tôi xin nhấn mạnh vị trí “số một” và “duy nhất” của bà.  Một giọng hát mà khi nghe tôi thực sự cảm thấy tự hào vì đất nước chúng ta đã từng có 1″tài sản” quí giá tuyệt vời như vậy.

Tôi không bao giờ quên cảm giác lần đầu tiên khi tôi nghe “hát ru” – Hoàng Vân (Thơ Tố Hữu). Buốt lạnh sống lưng. Rụng rời. Thanh Huyền hát tự nhiên như thở, không 1 chút gượng ép nhưng từng câu từng chữ tuôn ra như châu ngọc lấp lánh, nhẹ nhàng êm ái rót vào tai. Khi dàn nhạc dừng lại chỉ còn giọng hát bà ngâm ngợi: “Một ngôi sao chẳng sáng đêm, một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng, à ơi… “, tôi đã hoàn toàn nín thở.  Đẹp đến mức không thể diễn tả bằng lời. Đây xứng đáng là 1 trong những khoảnh khắc âm nhạc đáng nhớ nhất trong lịch sử ghi âm ca khúc VN. Tôi đã nghĩ, chỉ với bài hát này thôi, Thanh Huyền cũng xứng đáng là 1 huyền thoại rồi.

Hát ru – Hoàng Vân, thơ Tố Hữu – NSND Thanh Huyền

Nhưng huyền thoại không dừng lại ở đây và Thanh Huyền không chỉ có 1 “hát ru”. Càng khám phá những bản thu âm của Thanh Huyền, càng thấy bất ngờ và nể phục. Giọng hát đẹp lộng lẫy, không chút tì vết, thấm đẫm tâm hồn Việt Nam. Những luyến láy, nảy hạt đậm đà chất dân ca được sử dụng, đan cài cực kì tinh tế kết hợp với lối hát cộng minh chuẩn mực. Nếu ai một lần nghe “Mẹ yêu con”, “Từ trên đỉnh núi”,… thì sẽ cảm thấy các phiên bản khác dường như nhạt thếch hoặc thiêu thiếu 1 cái gì đấy.

Mẹ yêu con – Nguyễn Văn tý – NSND Thanh Huyền.

Từ trên đỉnh núi – Nguyên Nhung – NSND Thanh Huyền.

Một dịp nói chuyện với NSND Thanh Huyền, tôi có hỏi , trong các ca khúc bác từng hát, ca khúc nào là ca khúc bác yêu thích nhất ?  “Là Xa Khơi”, Thanh Huyền trả lời gần như ngay lập tức. “Hồi năm  60, khi còn đang học ở NV, lần đầu tiên nghe ca khúc này trên sóng phát thanh bà Tân Nhân hát, bác ngẩn người ra, trời ơi, sao lại có 1 ca khúc tuyệt vời như thế, khi nào ra trường, phải cố gắng hát bằng được ca khúc này.”  Tôi được nhiều người kể lại rằng, Thanh Huyền từng hát Xa Khơi nổi tiếng không kém bản thu legendary của NSUT Tân Nhân. “- Nhưng trong kho tư liệu của VOV không hề có bản Xa Khơi?”. “Bác có thu âm 1 lần, mang qua Liên Xô in tráng đĩa, nhưng bị hỏng mất. Mà cũng không thu lại, chủ quan nghĩ, còn nhiều bài hát hay, không có bài này thì có bài khác, giờ thì có muốn cũng chẳng hát lại được. Giọng nó cứ như đi đâu mất ấy. Mà hình như có 1 lần biểu diễn ở Ý, có quay phim tài liệu bác hát bài này. Nhưng hồi phim chiếu bác đang mang bầu Thanh Hằng, nên cững chưa đi xem, chỉ nghe mọi người kể lại vậy.” Thất vọng tràn trề. Tôi có 3 ao ước nhỏ, là được nghe Bích Liên hát “bài ca hy vọng”, Tường Vy hát “Cánh chim báo tin vui” và Thanh Huyền hát “Xa Khơi”  – những bài hát từng nổi tiếng với cả 3 nghệ sỹ nhưng lại không có bản thu âm. Có lẽ chẳng bao giờ mơ ước thành hiện thực, tiếc thật…

(còn tiếp…)

NSND Tường Vy – The Vietnamese Nightingale

NSND Tường Vi (1938-)

Tôi luôn tin rằng, Tường Vy là 1 trong số không nhiều giọng hát của Việt Nam thực sự tài năng và có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ nghệ sỹ sau này.  Thật không may là giọng hát trong veo thánh thót với âm sắc lạ đầy cá tính của bà lại không phù hợp với gout âm nhạc của phần lớn khán giả hiện tại. Thậm chí kể cả với nhiều người yêu thích nhạc cách mạng, họ vẫn cảm thấy không thoải mái với giọng hát Tường Vy nếu nghe liên tục 5-6 bài (?). Một số người thì cho rằng bà hát k0 rõ lời với cách nhả chữ địa phương quá đậm nét, số khác lại cho rằng những note cao chót vót của bà làm họ cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, thậm chí 1 số người không thích bà vì cả những giai thoại , scandal trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật đầy biến động và cũng lắm vinh quang của bà (!!!).

Tôi chưa bao giờ thấy khó chịu với giọng hát Tường Vy, thậm chí mừng đến phát điên khi kiếm được một bản thu âm lạ, ít phổ biến của bà. Không phải mọi ca khúc Tường Vy hát đều hoàn hảo, nhưng tất cả đều là một tác phẩm nghệ thuật với sự chăm chút kĩ càng, sự sáng tạo mới mẻ đầy bất ngờ. Mỗi ca khúc đều xứng đáng là 1 bài giảng sâu sắc về nghệ thuật hát ca khúc Việt Nam (ít nhất là điều này đúng với hơn 20 ca khúc của Tường Vy tôi kiếm được trong số hàng trăm ca khúc mà Tường Vy đã biểu diễn, thu âm  trong suốt cuộc đời hoạt động NT của mình). Một giọng hát trong vắt, càng lên cao càng sáng rực rỡ, đặc biệt rất linh hoạt và giống Thanh Huyền, Tường Vy sở hữu 1 làn hơi dài đáng nể .  Điểm nổi bật nữa ở Tường Vy là khả năng thêm những Cadenza rất hấp dẫn và thú vị . Phần lớn cadenza các nữ ca sĩ Việt Nam biểu diễn đều rất kém sáng tạo, vô duyên như là 1 mẩu thừa phô trương không nằm trong ca khúc , và nghe rất khổ sở (vì như đang phải chống chọi với kĩ thuật). Nhưng những Cadenza của Tường Vy rất hợp lý, đủ độ, được cài xen tinh tế với  phong cách hát đĩnh đạc rất tự nhiên, thoải mái.

  Điển hình là bản “Con suối và mặt trời”- Vĩnh An, mặc dù âm thanh rất tệ (và không biết là bản original có khá hơn k0), nhưng đoạn cao trào cuối cùng quá ấn tượng: glissando lướt nhanh rồi bật chùm staccato và kết cadenza bằng 2 note láy lấp lánh như 2 tia nắng. Đỉnh cao muôn trượng! Tường Vy cũng chính là người đầu tiên đi tiên phong trong việc dùng cadenza giả tiếng chim với những bài hát kiểu nightingale songs mà sau này nó gần như là một yêu cầu bắt buộc đối với những ca sĩ chuyên nghiệp khi thể hiện lại.  “Tiếng chim rừng”, “cánh chim báo tin vui” và đặc biệt là “Cô gái vót chông” đã đi vào huyện thoại, trở thành kinh điển:

Con suối và mặt trời – Vĩnh An – NSND Tường Vy.

Tiếng Chim Rừng – Nguyên Nhung – NSND Tường Vy.

Cô gái vót chông – Hoàng Hiệp – NSND Tường Vy.

Còn tiếp…

Thúy Hà – Ngôi sao của thập niên 70

thaNSUT Thúy Hà (1949)
***
Dạo này ít entry về nhạc CM, nên trước khi lăng xê vài anh fav tenor của tớ thì mọi người chịu khó nghe thêm tí nhạc CM để lấy khí thế, hehe.
Mở đầu từ: …. Một lần ở nhà chị Na, bật “Từ 1 ngã tư đường phố”:
Mèo hư: Úi xời, phơi phới nhỉ.
YIH: Nhạc hiệu ct “An toàn giao thông” hồi trước…. Thúy Hà đấy, mẹ Tuấn Hùng trò chơi âm nhạc ấy.
Tóc xanh nanh vàng: Chị lạ gì, bà này là con dâu của bà giáo dạy Piano của chị!

Từ một ngã tư đường phố” cũng từng có thời gian làm nhạc chuông điện thoại của YIH, và đây là cũng là 1 trong những ca khúc Việt Nam tớ thích nhất. Bài hát với những tiếng còi “pim pim” rất nhí nhảnh và 2 giọng hát tươi tắn, trẻ trung như đang vừa cười vừa hát: “Chào cuộc sống mới, từ nơi ngã tư này, hình ảnh của quê hương vưon mình đấu tranh dựng xây…“. Tự hào, rộn ràng và đầy niềm tin yêu. “...và trên ngã tư này đây, trong nắng mưa bay đêm ngày, có dáng áo vàng của người chiến sỹ giữ trật tự an ninh, bảo vệ hạnh phúc cho câu ca rộn rã ánh bình minh …“. hehe, Các bạn “cá vàng” bây h phải cám ơn nhạc sỹ Phạm Tuyên lắm vì đã có 1 bài hát tô vẽ cho các bạn ấy thành 1 hình tượng đẹp như thế. Nghe bài này, tạm thời quên mấy lần các bạn ấy “rạch ví” mình (không) oan ức!
Download: –Từ một ngã tư đường phố – Phạm Tuyên – NSUT Thúy Hà, NSUT Mạnh Hà
Trên công trường rộn tiếng ca – Nông Quốc Tính – NSUT Thúy Hà, NSUT Mạnh Hà

th.jpg picture by komcomol

Thúy Hà từng nổi tiếng như là 1 trong những ngôi sao ca nhạc sáng nhất của thập niên 70, khi mà Lê Dung, Thanh Hoa mới bắt đầu gây dựng tên tuổi. Thúy Hà tên thật là Nguyễn Thúy Hà, sinh ngày 1 tháng 2 năm 1949, bà được tiếp cận với âm nhạc từ rất sớm, 13t đã vào nhạc viện, 16t đã tham gia đoàn văn công Việt Bắc phục vụ chiến trường. Thúy Hà cùng với Vũ Dậu được miêu tả là 1 trong những nữ ca sĩ tiên phong trong việc biểu diễn theo phong cách nhạc nhẹ thời bấy h. Khóe miệng duyên xinh xắn, cặp mắt lẳng hút hồn, Thúy Hà may mắn được ông trời ban cho cả thanh và sắc, cùng với con đường sự nghiệp tương đối dễ dàng. Sau này bà về công tác tại Nhà hát nhạc vũ kịch Hà Nội, tham gia biểu diễn nhạc kịch nên tên tuổi k0 còn được nhiều người biết như trước. Những bản thu để lại vẫn đủ để cho chúng ta thấy một giọng hát đẹp với khả năng trình diễn đa dạng nhiều thể loại, từ dân ca, ca khúc đến những aria cổ điển. Cách đây không lâu, trên đài truyền hình HN vẫn có hẳn 1 chương trình giới thiệu về giọng hát bà, và dù ở tuổi ngoại ngũ tuần, Thúy Hà vẫn giữ được phong độ cũng như âm sắc trẻ trung tươi tắn của mình trong những ca khúc như “bến cảng quê hương tôi” hay “Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng”. Nếu k0 nhầm thì lần xuất hiện gần đây nhất của Thúy Hà là trong vai trò giám khảo cuộc thi “tiếng hát mùa thu” của ĐTH Hà Nội vừa rồi.
Download:Bến cảng quê hương tôi – Hồ Bắc – NSUT Thúy Hà
Nghe anh thương binh hát – Hoàng Vân – NSUT Thúy Hà

Nếu để chọn ra 1 giọng sobourete soprano đặc trưng của Việt Nam thì chắc chắn tớ sẽ nhắc đến Thúy Hà. Sobourete soprano thực ra là 1 biến thể của lirico coloratura – những giọng nữ cao trữ tình nhưng rất sáng mảnh và linh hoạt, trong các vai diễn kiểu nữ hầu thông minh, nhí nhảnh như Adele (die Fledermaus), Oscar (Un Ballo in Maschera), Marzellinie (Fidelio),… thường xuất hiện với những aria vui vẻ, hài hước nhưng lại đòi hỏi kĩ thuật thanh nhạc thượng thừa với những note kết cao chót vót hay những doạn chạy note hoa mĩ ấn tượng. Thế nên cũng chẳng bất ngờ khi được biết Thúy Hà từng thể hiện thành công aria của Marzellinie. Thực chất, type giọng hơi mảnh của Thúy Hà là type giọng k0 thuận với nhạc kịch, nhưng bà có căn bản kĩ thuật vững, cách thể hiện cũng chỉn chu, tỉ mỉ, nên những vẫn thể hiện rất tốt những aria khó như “Em nghĩ sao k0 ra, anh ơi” hay “Mỵ nương chờ mong“.
Download: aria Mỵ nương: Mỵ Nương chờ mong – An Thuyên – NSUT Thúy Hà

Phải công nhận 1 điều là Thúy Hà có 1 giọng hát khá đẹp, âm sắc trẻ trung như thiếu nữ mới lớn, nhưng đôi khi bà bị “tươi” quá, hoặc thể hiện hơi ẩu với những ca khúc có tính chất rộn ràng sôi nổi. Nghe những ca khúc như “Về đây với đường tàu” hay “chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng” của Thúy Hà,cảm giác như là tinh thần của một em gái đội viên thiếu niên tiền phong ngây thơ trong trắng, xốc nổi, hơn là cái vẻ chín chắn, khỏe mạnh, hừng hực trong cách thể hiện của Bích Liên.Cũng đúng thôi, Thúy Hà là Thúy Hà cơ mà, chẳng ai bắt một người vừa hát giỏi Isolde hay Norma lại vừa thể hiện nuột cả…Adele . Vả lại chính điều đó lại mang lại 1 ấn tượng hoàn toàn khác, không giống với những người đã thể hiện trước đó. Đẳng cấp của người nghệ sỹ là cho thấy cá tính rõ nét và tài năng của mình ở bất kì tác phẩm nào, dù k0 phải thế mạnh của mình. Hôm rồi còn thấy đài phát lại “chào anh giải phóng quân” của Thúy Hà, chứng tỏ bà đã fần nào thành công và gây được thiện cảm ít nhiều với công chúng.
Download:Mết Man – Dân ca Tây nguyên – NSUT Thúy Hà

Một trong những ca khúc được yêu thích nhất của Thúy Hà là “Em đi làm tín dụng” – một bài ngành ca đầy tính tuyên truyền của Nguyễn Văn Tý nhưng lại có 1 giai điệu đẹp với nhiều hình ảnh khá… lãng mạn. Thành công của ca khúc có sự đóng góp không nhỏ ở giọng hát và cách thể hiện độc đáo của Thúy Hà. “Em đi làm tín dụng em mang tiền chính phủ, cho bản làng vay đủ, nuôi thêm đàn lợn béo, trồng thêm lúa thêm bông” >< “anh đã đi xa em vẫn đợi chờ, rừng đào vẫn hẹn mùa hoa nở… anh chưa quên tiếng hót của chim qui, em chưa quên câu anh đã nói gì” – thật ngộ nghĩnh, tương phản và thống nhất giữa những hình ảnh chẳng liên quan xếp đặt cạnh nhau. Nguyễn Văn Tý quả là đại tài. Và hơn hết đây là 1 ca khúc hay. Thúy Hà cũng đã hát rất hay.
Download: Em đi làm tín dụng – Nguyễn Văn Tý – NSUT Thúy Hà

Tôi thích giọng hát Thúy Hà ở cái vẻ trong sáng, nhiệt tình như tinh thần lạc quan đầy hứng khởi của những thanh niên trong thời kì mới dựng xây đất nước. Thúy Hà k0 phải là giọng hát giàu tính chiến đấu, thậm chí rất nữ tính nhưng lại không hề có chút lả lướt, điệu đàng. Nghe Thúy Hà hát, luôn mang lại cảm giác vui, rộn ràng và yêu đời hơn. Bài hát cuối cùng được giới thiệu này chính là bà hát đầu tiên mà lần đầu tiên tôi đc nghe Thúy Hà. Đây là một ca khúc được Phạm Tuyên viết theo điệu hát Then của dt Tày. Thúy Hà hồi thu âm ca khúc này có lẽ cũng chỉ ngoài 20t, trong trẻo, thánh thiện lạ thường:
Download: Suối Lê Nin – Phạm Tuyên, thơ: Trần Văn Loa – NSUT Thúy Hà

Có lẽ chẳng cần 1 câu kết cho entry này, nếu cần thì là : Tôi thích giọng hát Thúy Hà, đơn giản vậy thôi, hehe.

Nhớ

kimNSUT Kim Nhớ (1940-2003)

Kim Nhớ là 1 trong những nữ ca sĩ người dân tộc Thiểu số đầu tiên được fong tặng danh hiệu NSUT, bà cũng là một trong những giọng ca hiếm hoi được chủ tịch HCM yêu mến. Kim Nhớ giống như tất cả các nghệ sỹ hát nhạc CM khác, hoàn toàn k0 có ý thức ghi âm để lưu giữ tên tuổi của mình cho thế hệ mai sau, nghệ sỹ đối với những người như Kim Nhớ là được cống hiến, biểu diễn, phần lớn cuộc đời nghệ thuật của bà là ở chiến trường, đặc biệt là trên những tuyến lửa. Thế nên có một điều đáng tiếc là fần lớn các bản ghi âm của Kim Nhớ được thực hiện sau giải phóng khi giọng hát đã qua thời kì xuân sắc và bộc lộ nhiều yếu điểm. Tuy nhiên ở ngay cả những bản ghi âm ấy vấn dễ nhận thấy cá tính nghệ sỹ, tài năng và giọng hát độc đáo, đầy ấn tượng của 1 trong những nữ ca sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất của thập niên 60.

kimnho2.jpg picture by komcomol

Kim Nhớ không sở hữu một giọng hát tròn đẹp mịn màng, trong sáng kiểu Bắc như phần lớn những nữ nghệ sỹ tài năng của HN thời kì ấy. Dù tiếp nhận những bài học thanh nhạc cổ điển từ các chuyên gia , giảng viên nước ngoài tại NVHN, Kim Nhớ vẫn lưu giữ được khí chất thô mộc, âm sắc khác lạ của tiếng hót con chim sơn ca dân tộc Hơ rê. Dưới đây là 1 trong số những bản ghi âm hiếm hoi Kim Nhớ thu âm vào khoảng cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, khi giọng hát vẫn đang ở fong độ đỉnh cao: (Thu từ đĩa nhựa 33 vòng hồi trước nên vẫn còn 1 vài tiếng “đậu rán”):

Download: Chim Ponklé – Nhật Lai – NSUT Kim Nhớ

“Chim ponklé” đã trở thành huyền thoại với giọng hát Kim Nhớ. Rất tiếc là phiên bản này ít nguời còn được nghe và k0 còn được Dihavina tái bản lại sang dạng băng cassette hay đĩa CD. Không nhiều người, nhất là những người trẻ còn biết đến giọng hát hay tên tuổi của bà. Kim nhớ sở hữu 1 giọng soprano chắc, đầy, nhưng lại khá linh hoạt, âm khu cao sáng sủa, làn hơi dài và âm sắc rất đặc biệt , giàu màu sắc dễ liên tưởng đến giọng hát của soprano Leyla Gencer (1928-2008). Ở bản thu âm này, Kim Nhớ rất ít sử dụng giọng ngực làm tối giọng đi như những bản thu về sau (có thể một phần do tuổi tác).Những hạn chế về nhả chữ chưa tròn tiếng của Kim Nhớ ở đây lại như một lợi thế và khiến người nghe dễ có cảm giác là 1 bài hát với nhiều hình ảnh núi rừng như “chim ponklé” phải hát bằng cách hát như vậy. Giọng hát lảnh lót, tươi vui, hơi thoáng chút da diết, hài hoà với tiếng sáo nhí nhảnh, linh động thế nên chẳng cần thêm 1 đoạn cadenza giả tiếng chim như phần lớn những ca khúc kiểu nightingale songs này vẫn khiến ca khúc trở nên rất có hồn và giàu hình ảnh.

Người đệm sáo rất có thể là NSUT Đinh Thìn, ông cũng là người hay đệm sáo và biểu diễn với nhiều nữ nghệ sỹ Việt nam thời kỳ ấy. Tớ k0 fân biệt được tiếng sáo và kĩ thuật thổi sáo, dưới đây có 1 bản chuyển soạn độc tâú sáo của bài hát này do Đinh Thìn thể hiện để mọi người có thể so sánh:

Download: Chim ponklé – Nhật Lai – NSUT Đinh Thìn (sáo trúc)

Nghe lại những ca khúc Kim Nhớ thu âm sau này, vẫn thấy được tầm vóc nghệ sỹ của Kim Nhớ. Không còn là 1 giọng hát đẹp nhưng là 1 giọng hát rất đời mà cũng rất trong sáng, trong sáng từ tâm. Những cảm xúc da diết vừa như buồn thương níu kéo, vừa như tiếng thở dài, buông tay trong “Thương anh cán bộ”, một nỗi buồn nhẹ nhàng, giản đơn mà không hời hợt thoảng qua. Lần nào cũng mang lại cảm xúc như lần đầu tiên được nghe.

Download: Thương anh cán bộ (pt dân ca Hơ rê) – Nhật Lai – NSUT Kim Nhớ

Kim Nhớ sinh năm 1940 tại Sơn Hà, Quảng Ngãi, từ nhỏ đã theo cha mẹ ra bắc tập kết , được học tại trường dân tộc nội trú tỉnh Hoà Bình rồi theo học thanh nhạc tại NVHN. Mới 20t giọng hát Kim Nhớ đã nổi danh và được nhiều người biết đến. Bà là 1 trong những nữ ca sĩ đầu tiên là hội viên của Hội Âm nhạc Việt Nam (cùng Khánh Vân, Tân Nhân, Tường Vi,…). Kim Nhớ cùng với Hben, Tường Vi,… tham gia đoàn văn công Tây Nguyên và biểu diễn phục vụ bộ đội , nhân dân trong phần lớn thời thanh xuân. Bà cũng may mắn được nhiều dịp gặp và biểu diễn cho chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau giải phóng, bà trở về công tác tại đài phát thanh Đà nẵng. Bà vẫn nhiệt tình tham gia biểu diễn và nghiên cứu, lưu trữ, phát triển âm nhạc dân gian dân tộc Hơre, dù cuộc sống vật chất tương đối khó khăn.

Download: Yêu lắm Sơn Hà – Văn Chung – NSUT Kim Nhớ

“Còn nhớ, năm 1994, lúc mới về hưu, gia đình quá khó khăn, chị phải đi bán vé số dạo. Một nghệ sĩ tài năng như Kim Nhớ mà cầm tập vé số trên tay mỗi ngày để đến gõ cửa từng người, mong tìm một vận may, thì quả là điều xót xa cho tất cả những ai làm nghệ thuật. Hồi ấy, tôi có viết một bài trên Báo Lao Động đề cập đến chuyện này, ba ngày sau khi bài báo ra đời, một độc giả ở Khánh Hòa đã gửi biếu chị Kim Nhớ 1 triệu đồng. Có lẽ, cảm động trước những tấm lòng của những người ái mộ mình, chị Kim Nhớ đã đoạn tuyệt ngay với những tấm vé số đầy may rủi nọ, dù vẫn biết, chia tay với những tấm vé số ấy là đồng nghĩa với việc chấp nhận những khó khăn ghê gớm của đời sống hàng ngày. Nhưng vào cái thời khắc cam go nhất của cuộc đời, kỳ diệu thay, trong căn nhà nhỏ bé ấy vẫn cất lên tiếng hát trong như suối rừng, cao vút như những đỉnh núi của vùng Sơn Hà quê chị.” – Theo Lao Động, tg: Trần Đăng.

Khi đọc những dòng này, thấy xót xa cho 1 người nghệ sỹ chân chính như Kim Nhớ, nhưng vẫn có 1 có 1 cảm giác đáng tự hào. Những người nghệ sỹ như bà luôn sống giản dị, hồn nhiên, họ dường như chỉ phù hợp trong môi trường và thời kỳ của họ, được hát, đc cống hiến, thế thôi. Họ k0 bon chen để có 1 vị trí tốt đẹp hơn, kinh tế khá hơn và để được nhiều người nhớ mãi. Họ hoạt động nghệ thuật vì họ có niềm tin tuyệt đối vào sức trẻ, trách nhiệm công dân với đất nước và sẵn sàng can tâm chấp nhận sự phủ định khắc nghiệt của lịch sử, thời gian k0 1 chút oán thán.

Thời thế sinh anh hùng. Thời thế huỷ diệt anh hùng. Thời thế phải thế. Nên thế. Đành thế… Không tiếc.

Nghệ sỹ Khánh Vân (1929-1993)

khanhvanNghệ sỹ Khánh Vân (1929-1993)

…Đọc lại hồi kí NSUT Tân Nhân, lại thấy đoạn này …

“… Thời ấy, tài năng còn ở thể tự nhiên. Có giọng, thích hát, hát được hoan nghênh, thế là nghiễm nhiên trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. May cho ai tự biết mình còn non kém dù được dư luận khen ngợi. Vào quãng ba lăm, bốn mươi tuổi, phần đông cảm thấy hát sút, trở nên lúng túng, day dứt trong biểu diễn. lần mẹ đã từ chối hát đơn ca sau một lần xem một người bạn biểu diễn. Đó là chị KV (NS Khánh Vân – YIH), người được mệnh danh là “Sơn Ca” của Sài Gòn, một người thanh sắc vẹn toàn. Ngày mới hòa bình, về Hà Nội, nhân dân vô cùng tán thưởng khi chị xuất hiện trên sân khấu… Một nghệ sĩ bẩm sinh đầy ưu thế: giọng hát vang, bay, nhả âm mềm, đẹp như mơ, một thân hình vũ nữ với khuôn mặt bầu bĩnh, tươi sáng, toàn bộ là sự hấp dẫn, đáng yêu. Chị đã biểu diễn trong nhà tù, trên sân khấu trong nước và rất nhiều nước ngoài. “Bài ca hy vọng” của Văn Ký nổi tiếng một thời là bài hát hòa với chị làm một, để lại mãi mãi ấn tượng đẹp đẽ với người nghe. Năm đó, vào quãng 1965, chị hát ở rạp Hồng Hà. Khi chị vừa xuất hiện, khán giả cười rộ : người mập quá, áo dài trở nên chật và cũn cỡn, cúc hai bên không gài được phải găm kim băng, tóc cắt ngắn, xung quanh ví đùa chị như “Malencop” (tên một vị lãnh đạo Liên Xô). Chị hát bài “Lăm tơi”, nốt lên cao như hòn bi vỡ tung, người đã ộ ệ lại múa may, nhìn càng tội nghiệp. Như sẵn mối đồng cảm, mẹ vừa thương vừa buồn. Mẹ kề tai người bạn ngồi cạnh : “Chết! Mình có đến nông nỗi này không cậu? Bạn với nhau phải thật những lúc này mới được.”…”

Download:

Bài ca hy vọng – Văn Ký – Khánh Vân

Tại sao Tân Nhân lại thấy Khánh Vân đáng thương, tội nghiệp nhỉ? Người ca sỹ, hạnh phúc nhất là được hát trên sân khấu. Montserrat Caballé cả cuộc đời hoạt động nghệ thuật, chỉ mong được chết trên sân khấu: “Đừng ngạc nhiên, nếu một ngày nào đó bạn nghe tin Caballé chết trên sân khấu”, và kết quả bây giờ là vẫn không ngần ngại tấn công bất cứ sân khấu lớn nào trên thế giới dù đã 75t, béo, và xấu.

Download:

Em bé Mường La – Trần Ngọc Xương – Khánh Vân và hợp xướng.

Tưởng tượng cái lúc đấy, 1 Khánh Vân béo, hình thức không còn hấp dẫn, điệu đàng, nhưng vẫn thật say sưa hát :”ơi chàng trai đó ơi, em chưa hát được lăm tơi, …”. nếu mình ở đấy, vào lúc đấy, mình sẽ nghe, sẽ vỗ tay, sẽ hoan hô nhiệt tình…

Lại nhớ chuyện, khi Callas quay lại sân khấu, sau thời gian dài về hưu và dạy học, quyết định thu cho hãng EMI vài bản thu âm, và ra khỏi studio vẫn hồn nhiên hỏi :”Nó tốt chứ?”. Không hiểu Callas đã hát “tốt” đến mức nào mà EMI cuối cùng giấu tịt cái bản thu âm đấy đi và không dám đả động gì đến nó nữa, dù biết chắc rằng, nếu ra lò bản thu âm cuối cùng của Callas thì EMI sẽ lãi to thế nào (!). Chỉ có Callas là ngẩn ngơ đến tội nghiệp….

Nghệ sỹ hết thời, hết xuân, hết sắc, hết thanh, dùng xong thì phải đá đít, phủi tay thôi. Nhẹ bẫng. Hơi phũ tí, nhưng lưu-luyến-tiếc để làm cái gì. Mọi thứ cứ qui về giá trị sử dụng, cho đơn giản, gọn. Và vì thế, nên bây giờ, chẳng ai còn nhắc đến Khánh Vân nữa, chẳng ai nữa…

Bonus: Lăm tơi – dân ca Lào – Tường Vi

Lảm Nhảm.

Nếu giờ này bạn hiền còn thiếu một gia đình…

hhv

Где же вы теперь, друзья-однополчане
Музыка: В. Соловьев-Седой Слова: А. Фатьянов

DOWNLOAD: Gde Zhe Vy Teper’, Druz’ya-Odnopolchane – Vasily Pavlovich Solvyov_Sedoy – Dmitri Hvorostovsky (baritone)

Moscow Chamber Orchestra
with Style of Five, Dmitri Hvorostovsky (baritone)
Conducted: Constantine Orbelian

Майскими короткими ночами,
Отгремев, закончились бои.
Где же вы теперь, друзья-однополчане,
Боевые спутники мои?
Я хожу в хороший час заката
У сосновых новеньких ворот;
Может, к нам сюда знакомого солдата
Ветерок попутный занесёт.
Может, к нам сюда знакомого солдата
Ветерок попутный занесёт.

Мы бы с ним припомнили, как жили,
Как теряли трудным вёрстам счёт.
За победу мы б по полной осушили,
За друзей добавили б ещё.
Если ты случайно неженатый,
Ты, дружок, нисколько не тужи,
Здесь у нас в районе, песнями богатом,
Девушки уж больно хороши.
Здесь у нас в районе, песнями богатом,
Девушки уж больно хороши.

Мы тебе колхозом дом построим,
Чтобы было видно по всему:
Здесь живёт семья советского героя,
Грудью защитившего страну.
Майскими, короткими ночами,
Отгремев, закончились бои.
Где же вы теперь, друзья-однополчане,
Боевые спутники мои?

1947

Bản dịch nghĩa tiếng Việt

Giờ này các anh ở đâu, ơi những người bạn chiến đấu

Những trận chiến sục sôi đã qua đi
Trong những đêm tháng năm ngắn ngủi
Giờ này các anh ở đâu, những người cùng quân ngũ
Ơi những người bạn chiến đấu của tôi
Khi ánh hoàng hôn chiều vẫn rạng ngời
Tôi dạo bên cổng làng gỗ thông còn mới
Có thể ngọn gió thuận đường nào
Sẽ đem một người lính cũ tới nơi đây
Có thể ngọn gió thuận đường nào
Sẽ đem một người lính cũ tới nơi đây

Chúng tôi sẽ cùng anh nhớ lại cuộc sống những tháng ngày
Khi không nhớ nổi bao dặm đường gian khó
Cùng cạn cốc rượu đầy mừng chiến thắng
Và uống mừng cho sức khỏe bạn bè
Nếu như anh ngẫu nhiên còn chưa vợ
Thì bạn ơi, xin bạn chớ buồn
Ở quê tôi – vùng đất giàu lời hát
Các cô gái thật đẹp mê hồn
Ở quê tôi – vùng đất giàu lời hát
Các cô gái thật đẹp mê hồn

Cả hợp tác xã sẽ dựng nhà cho anh
Để tất cả chỉ nhìn vào đều rõ
Gia đình người anh hùng ở đó
Lấy sức mình bảo vệ quê hương
Những trận chiến sục sôi đã qua đi
Trong những đêm tháng năm ngắn ngủi
Giờ này các anh ở đâu, những người cùng quân ngũ
Ơi những người bạn chiến đấu của tôi

Dịch bởi chị Nina
Chị Nina đã quá nổi tiếng và quen thuộc trên nuocnga.netclassicalvietnam.info với những bản dịch thơ Nga tuyệt vời và những thông tin hấp dẫn về những nghệ sĩ biểu diễn nhạc cổ điện, nghệ sỹ ballet và những nhạc sỹ của nước Nga và Liên Xô cũ. Rất là vui vì được quen một người thú vị như chị . Tài năng hạn chế của em chỉ dám đọc và cổ vũ thôi, hôm nay xin phép được mượn 1 bản dịch của chị.

NSUT Diệu Thúy (1946)

dtjpg

Giọng hát Diệu Thúy từng được khán thính giá cả nước nhớ đến qua nhiều ca khúc nổi tiếng như :”Những cô gái quan họ – Phó Đức Phương”, “Lên ngàn – hoàng Việt”,…

Download và nghe online:

Những cô gái quan họ – Phó Đức Phương – NSUT Diệu Thúy

Nghệ sỹ Diệu Thúy, tên thật là Trần Diệu Thúy, bà sinh ngày 12/2/1946. Diệu Thúy có may mắn được sinh hoạt văn nghệ từ thời còn đang ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. Tham gia đội Sơn ca ngay từ những ngày đầu thành lập (khoảng những năm 50s) cũng với những người bạn mà k0 ít người sau này cũng thành danh như Thanh Huyền, Anh Đào, Bích Liên,…, tiếng hát trong trẻo của Diệu Thúy từng vang lên trên sóng phát thanh với những ca khúc thiếu nhi được ưa thích thời bấy giờ.

dieuthuy111.jpg picture by komcomol
NSUT Diệu Thúy thời trẻ

Tốt nghiệp đại học âm nhạc Việt Nam (nay là NVHN), rồi được cử đi tu nghiệp tại nhạc viên Sofie – Bulgaria, Diệu Thúy k0 chỉ biểu diễn trên sóng phát thanh , bà còn tham gia giảng dạy tại Nhạc Viện Hà Nội và góp công đào tạo nhiều giọng hát đẹp cho làng âm nhạc Việt Nam. Có thể kể đến những cái tên như NSND Lê Dung, NSUT Doãn Tần, NSUT Bích Việt, … hay gần đây hơn là những ca sỹ trẻ Mỹ Linh, Hồng Vi,… Bà từng là Trưởng khoa thanh nhac nhạc viện HN, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nghệ sĩ ưu tú.

Giọng hát của Diệu Thúy đẹp trong sáng, giàu biểu cảm. Khi bà cất giọng, cảm thấy như luồng gió mạnh mẽ của tuổi trẻ thanh xuân thổi qua ào ạt…

 

Download và nghe online:
Đường chúng ta đi – Huy Du, Xuân Sách – NSUT Diệu Thúy
Đường ta đi dài theo đất nước – Vũ Trọng Hối – NSUT Diệu Thúy

Tinh thần khoáng đạt, trẻ trung, sôi nổi hiện lên qua từng câu hát. Những bước đi hành quân mạnh mẽ, khỏe khoắn, những nụ cười trong sáng, vô tư những ánh mắt sáng rực như sao,… tất cả đều hiện ra qua 1 giọng nữ cao trữ tình trong vắt nhưng không hề yểu điệu , mềm yếu.

Là một người hiểu biết sâu sắc về giọng hát cũng như kĩ thuật thanh nhạc, NSUT Diệu Thúy đã thể hiện nhiều bản trường ca khó, phức tạp, nhưng hơn hết, bà biết thổi vào đó tình cảm riêng cuả mình, biến những bản hùng ca ấy thành những tác phẩm rất sống động, giàu cảm xúc.

Download và nghe online:
Du kích sông Thao – Đỗ Nhuận – NSUT Diệu Thúy

Trường ca sông Lô – Văn Cao – NSUT Diệu Thúy

Diệu Thúy và Mỹ Bình là cặp song ca nữ nổi tiếng trên sóng phát thanh những năm 60-70s. NSUT Mỹ Bình cũng là giảng viên ưu tú của khoa thanh nhạc NVHN, và cũng từng là thầy của nhiều ca sỹ tên tuổi như Ái Vân, Măng Thị Hội (sau này cô Hội học với Thúy Huyền vợ NSND Trần Hiếu, mẹ TTH), Hồng Nhung,Thanh Lam. Những ca khúc như Làng Tôi, Quê em,… lần lượt vang lên qua 2 giọng hát đẹp vào bậc nhất thời kì ấy.

Download và nghe online:

Làng tôi – Văn Cao – NSUT Mỹ Bình, Diệu Thúy

Dứơi đây là 1 ca khúc thiếu nhi nổi tiếng, được viết năm 1958, Diệu Thúy (cùng Thúy Mai) hát khi còn đang ở lứa tuổi thiếu nhi , trong đội Sơn Ca Đài PTTNVN. Hàng độc, hehe:

Lúa thu – Nguyễn Xuân Khoát – Diệu Thúy, Thúy Mai

Bài ca người phụ nữ Việt Nam

Bài ca người phụ nữ Việt Nam – Nguyễn Văn Tý (st 1970)

Dòng dõi bà Trưng vốn xưa nay anh hùng
giáp mặt kẻ thù chẳng một giây nao núng.
Như cánh lúa hiến cho đời bao sức sống
xứng danh đã trao tặng người Trung hậu – Đảm đang.

Cây súng thép khoác bên mình ta xông tới,
vẫn không có quên tình yêu ngô lúa sắn khoai.
Vui biết mấy mỗi khi giành năng suất mới
thức qua suốt đêm dài nhìn thấy máy cùng vui.

Phụ nữ Việt Nam vốn hay lam hay làm
có Đảng chỉ đường đã bừng đôi mắt sáng.
Mơ ước đến biến ta thành chim cất cánh
quyết bay mãi trên đường dài Cách Mạng vẻ vang.

Ai quyết thắng giữa cánh đồng năm tấn lúa
có nghe suối than về bên tiếng búa xốn sang.
Yêu biết mấy những đôi bàn tay khéo léo
đã thêu gấm hoa vào nền non nước Việt Nam.

Cùng nhau đón xuân sang
Có chị em ta vui bước trên đường
.

Tớ rất thích các sáng tác của Nguyễn Văn Tý, vừa quê, vừa hồn nhiên, chất phác dễ thẩm thấu vào lòng người. Một số sáng tác mang tính cổ động, hoặc viết về ngành nghề, nhưng rất tự nhiên, giai điệu cuốn hút, và được nhìêu người (trong đó có tớ), yêu thích. Cho dù ông ấy thích lão PD, và thỉnh thoảng phát biểu quá ngây thơ trước những câu phỏng vấn xỏ xiên của bọn hải ngoại, nhưng những sáng tác của ông thì thật tuyệt vời và không thể phủ nhận.

DOWNLOAD:Bài ca người Phụ nữ Việt Nam – Nguyễn Văn Tý – NSUT Tuyết Thanh

Trên đây là bản thu âm của NSUT Tuyết Thanh, không biết năm thu âm nhưng chắc cũng trong khoảng thời gian đó. Tuyết Thanh có giọng hát rất lửa, gần giống Bích Liên, nhưng khỏe, hơi thô và đậm chất “quê” hơn, tuy vậy “Bài ca Hà Nội” – 1 trong những tác phẩm hay về HN lại là 1 trong những đỉnh cao của bà, dù bà không phải người đầu tiên thể hiện. Ngoài ra, bà cũng rất ấn tượng với “Bến cảng quê hương tôi” ,” Bông hoa tám cánh” (Hồ Bắc), “Nổi trống lên rừng núi ơi” (Hoàng Vân), “Tiếng hò trên đất Nghệ An” (Tân Huyền), Miền Nam ơn Người (Lưu Cầu), …Tuyết Thanh cũng cùng quê với tớ đấy, có cái hình, nhưng chưa kịp scan.

“Bài Ca ngừoi PNVN” sau này hay được biểu diễn đồng ca nữ, gần đây có Phương Nga hát lại. Màu giọng Phương Nga cũng gần với Tuyết Thanh, nhưng thô, và đặc biệt chóe ở những note cao, lại hay dùng nốt trơ (ít rung), tuy vậy Phương Nga hát những bài của Tuyết Thanh khá phù hợp.